CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Điều 9. Chức năng Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo trình độ đại học các hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học.
Điều 10. Nhiệm vụ
1. Tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo đại học hệ chính quy
a) Xây dựng chiến lược, phương thức, quy chế, chương trình đào tạo
Tham mưu, hoạch định chiến lược đào tạo trình độ đại học hệ chính quy; định hướng cơ cấu, phát triển các lĩnh vực, ngành đào tạo và các chương trình đào tạo; hướng dẫn, hỗ trợ các khoa về thủ tục mở ngành, chuyên ngành mới;
Đề xuất, xây dựng phương thức đào tạo; tham mưu ban hành các quy chế, quy định, văn bản liên quan đến công tác đào tạo; Quản lý chương trình đào tạo; tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình dạy học, đề cương chi tiết học phần của các chương trình đào tạo.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo
Xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm, kế hoạch giảng dạy mỗi học kỳ. tổ chức lớp học phần, lập thời khóa biểu, tổ chức cho sinh viên đăng ký học phần mỗi học kỳ trong năm học và học kỳ phụ (nếu có); phối hợp với các khoa tổ chức cho sinh viên đăng ký chuyên ngành,
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các khoa tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm, thực tập nghề nghiệp, thực tập tổng hợp, thực tập tốt nghiệp;
- Soạn thảo các quyết định giao đồ án, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên;
- Xây dựng và phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch giảng dạy Quốc phòng - An ninh;
- Thống kê giờ giảng dạy, thí nghiệm, thực hành và các giờ quy đổi khác của giảng viên khi thực hiện chương trình đào tạo đại học hệ chính quy để Nhà trường thanh toán tiền dạy vượt giờ cho giảng viên; soạn thảo các hợp
đồng thỉnh giảng.
c) Quản lý quá trình và kết quả học tập của sinh viên
- Quản lý kết quả học tập của sinh viên sau khi các khoa, Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng kết thúc nhập điểm theo kế hoạch; tổ chức xét kết quả học tập, xét tốt nghiệp cho sinh viên theo quy định đảo tạo hiện hành; cấp
bảng điểm kết quả học tập, bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên, Soạn thảo các quyết định chuyển ngành, chuyển trình độ đào tạo, chuyển trường, nghỉ học tạm thời, thu nhận sinh viên vào học lại,
- Phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế và Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình đào tạo của các khoa, hoạt động giảng dạy của giảng viên, việc chấp hành quy
chế đào tạo của sinh viên.
d) Quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ
Quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng
- An ninh, Nghiệp vụ sư phạm theo quy định hiện hành,
- Xác minh văn bằng đã cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy; cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ đã cấp theo quy định.
đ) Công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy đại học hệ chính quy
Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường hoặc Hiệu trưởng phân công căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học hàng năm.
2. Tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo đại học hệ Vừa làm vừa học (VLVH) và các lớp ngắn hạn
a) Xây dựng chiến lược, phương thức, quy chế, chương trình đào tạo VLVH
- Tham mưu, hoạch định chiến lược đào tạo trình độ đại học hệ VLVH, khảo sát đề xuất địa bàn tuyển sinh và các đơn vị liên kết đào tạo; xây dựng các hồ sơ, thực hiện các thủ tục liên kết đào tạo; xây dung các đề án đào tạo
ngắn hạn, cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài;
- Đề xuất, xây dựng phương thức đào tạo; tham mưu ban hành các quy chế, quy định, văn bản liên quan đến công tác đào tạo VLVH;
- Hướng dẫn, hỗ trợ các khoa xây dựng chương trình đào tạo hệ VLVH; - Quản lý chương trình đào tạo; tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình dạy học, đề cương chi tiết học phần của các chương trình đào tạo VLVH.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, đào tạo VLVH
- Đề xuất kế hoạch, phương án tuyển sinh hệ VLVH, tham mưu về địa bàn và cơ sở liên kết đào tạo mới; triển khai công tác tuyển sinh, thu hồ sơ hoặc phối hợp với đơn vị liên kết thu hồ sơ, đề xuất thành lập Hội đồng tuyển
sinh đại học hệ VLVH, soạn thảo các quyết định liên quan đến công tác tuyển sinh, thông báo cho các đơn vị liên kết và thí sinh kết quả xét tuyển, báo cáo kết quả tuyển sinh theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm; phối hợp với các khoa xây dựng kế hoạch giảng dạy mỗi học kỳ, mỗi đợt học hệ VLVH và lớp tiếng Việt cho người nước ngoài;
Phối hợp với các khoa tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy: bố trí phòng học đối với các lớp dạy tại Trường; phối hợp với các đơn vị liên kết quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy;
- Xây dựng kế hoạch thi kết thúc học phần, phối hợp với các khoa và đơn vị liên kết tổ chức thi kết thúc học phần;
Soạn thảo các quyết định thực tập, giao đồ án, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên; Xây dựng và triển khai kế hoạch xét tốt nghiệp đại học hệ VLVH, các lớp tiếng Việt cho người nước ngoài, các lớp đào tạo ngắn hạn; Thống kê giờ giảng dạy hệ VLVH để Nhà trường thanh toán tiền vượt giờ cho giảng viên.
c) Quản lý quá trình và kết quả học tập của sinh viên VLVH
- Quản lý kết quả học tập của sinh viên sau khi các khoa chấm thi kết thúc học phần theo kế hoạch; phối hợp với các khoa và các đơn vị liên kết quản lý số lượng sinh viên VLVH;
- Soạn thảo các quyết định thành lập Hội đồng xét tốt nghiệp VLVH, các quyết định liên quan đến tốt nghiệp của sinh viên, soạn thảo các quyết định nghỉ học tạm thời, thu nhận sinh viên vào học lại;
- Tổ chức xét tốt nghiệp cho sinh viên VLVH theo quy định đào tạo hiện hành, cấp bảng điểm kết quả học tập, bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên.
d) Quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ hệ VLVH
- Quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp hệ VLVH theo quy hành; xác minh văn bằng tốt nghiệp VLVH, cấp bản sao từ sổ gốc;
- Quản lý và cấp phát chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài theo quy định hiện hành.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.